Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

10 Bài thuốc chữa viêm lợi bằng dân gian tại nhà


Bệnh Viêm lợi là gì?
     Viêm lợi là một loại bệnh viêm phát sinh ở tổ chức nướu lợi chân răng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là lợi răng sưng đỏ, mép lợi tròn tù, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng. Bệnh viêm lợi để lâu có thể khiến cho lợi răng phì to, tăng sinh gọi là viêm lợi dạng phì đại. Nếu không được điều trị tận gốc có thể dẫn tới các bệnh nha chu, nguy hiểm hơn có thể làm mất răng, rụng răng.
Trước khi đi tìm hiểu về bài thuốc gia truyền chữa viêm lợi bằng dân gian hiệu quả. Chúng ta cần biết được căn nguyên và biểu hiện của bệnh viêm lợi, chảy máu chân răng để có cách phòng tránh và điều trị bệnh triệt để.


Nguyên nhân viêm lợi?
    - Vệ sinh răng miệng không đúng cách
  • Do vi khuẩn, cao răng, mảng bám
  • Do sâu răng
  • Ăn nhiều đồ ngọt
  • Do bệnh nha chu
  • Do Thay đổi hooccmon ở tuổi dậy thì mới lớn, tuổi vị thành niên và thời kỳ mang thai, những người mắc bệnh tiểu đường, người đang bị ốm nặng,...



 



Ai có nguy cơ mắc viêm lợi nhiều nhất?
Ngoài vấn đề vệ sinh chăm sóc răng miệng thì những nhóm người sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh viêm lợi:
-      Người mắc một số bệnh: rối loạn nội tiết, tiểu đường cũng là nguyên nhân gây viêm lợi.
-      Phụ nữ trong thai kỳ dễ mắc các bệnh răng miệng
-      Người bị thiếu hụt vitamin C, vitamin PP
-      Người cao tuổi
-      Người bị suy giảm hệ miễn dịch do mắc một số bệnh như: bạch cầu, HIV
-      Sử dụng thuốc thường xuyên
-      Lạm dụng chất gây miệng
-      Khô miệng
-      Có một số bệnh nhiễm trùng do nấm
-      Vừa trải qua phục hình răng


Biểu hiện của bệnh viêm lợi
Viêm lợi thường được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: lợi đột nhiên bị sưng đỏ, dễ chảy máu chân răng (nhất là khi đánh răng). Giai đoạn này lợi có thể bị sưng đau, cảm giác vướng víu nhưng răng vẫn bám chắc trong chân răng.
Giai đoạn hai: nếu lợi bị viêm trong thời gian dài mà không có cách điều trị phù hợp, lớp lợi bên trong và xương hàm bị xô vào phía sau, tạo thành một lỗ hổng cạnh chân răng sẽ tích tụ thức ăn thừa và vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng chân răng. Lợi sẽ bị sưng viêm, mưng mủ nghiêm trọng khiến bạn bị đau nhức, sưng má, hôi miệng. Lâu dài, lợi bị tụt làm chân răng lộ ra rất xấu. Ngoài ra, khi lợi yếu đi, răng không còn chỗ bám nữa sẽ bị lung lay, cuối cùng là bị rụng.


Viêm lợi nếu không được chữa trị dứt điểm có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm như mắc các bệnh về tim mạch, phổi, bệnh ở phụ nữ có thể gây sinh non,...


Biện pháp khắc phục tình trạng viêm lợi tại nhà:
Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của nha sĩ, số phương pháp khác bạn có thể tự làm ở nhà khá đơn giản giúp cải thiện tình trạng viêm lợi:
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên khoa học. Đánh răng sau khi ăn ít nhất 2 lần/1 ngày.
  • Dùng chỉ nha khoa sau để làm sạch mảng bám khi đánh răng
  • Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn theo tư vấn của bác sĩ
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải 3 tháng một lần
  • Nếu có điều kiện nên sử dụng bàn chải đánh răng điện (có hiệu quả hơn trong việc loại bỏ các mảng bám trên răng)
Xem chi tiết: cách chữa viêm lợi hiệu quả tại nhà chỉ với vài thao tác quen thuộc
Lưu ý: Nên Đi khám tại phòng khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần





Phương pháp điều trị nhờ thuốc chữa bệnh viêm lợi bằng dân gian
Ngoài việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ, khi có bệnh tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong dân gian còn lưu truyền 1 số bài thuốc chữa viêm lợi bằng dân gian có thể thực hiện tại nhà khá đơn giản và hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo:
Bài 1:
  • Quả vải phơi khô: 20g
  • Rễ lá lốt: 20g
  • Một bát nước
Đun sắc lấy nước đặc. Dùng để Ngậm nhiều lần trong ngày.


Bài 2:
  • Lá trầu không : 50g
  • củ nghệ vàng: 50g
  • búp lá bàng:  50g.
  • 1 ít muối
  • Rượu trắng: 200ml
Rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng đem đun cách thuỷ (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi) cho sôi 30 phút rồi lấy ra để nguội.
Cách dùng: Ngậm trong 5 – 10 phút, hoặc súc miệng trong 30s hoặc dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi.


Bài 3:
  • Vỏ thân cây gạo: 50g
  • Thạch xương bồ: 50g
Đun sắc lấy nước đặc để ngậm. Trước khi ngậm cho thêm vài hạt muối.


Bài 4:
  • Vỏ trắng của cây ruối: 100g
  • rượu trắng: 100ml.
Cạo vỏ ngoài của cây ruối thái nhỏ cho vào rượu ngâm, ngày ngậm 4 – 5 lần, dùng trong 2 – 3 ngày liên tiếp hoặc sắc nước lá ruối hòa với một ít muối để súc miệng hàng ngày.


Bài 5:
  • Hoa tươi của cây cúc áo 50g
  • hoa ngâm với 300ml rượu trắng.
Ngâm trong 10 – 15 ngày là được. Khi bị đau răng ngậm một ít rượu này trong vài phút, sau đó nhổ đi và súc miệng sạch. Ngày ngậm 5 – 10 lần.


Bài 6: Nhân hạt gấc nướng chín vàng, tán bột, trộn với một ít dấm thanh, chấm vào chỗ răng đau. Chỉ cần chấm vài lần vào buổi chiều là đêm hết đau và có thể ngủ được.
Bài 7: Vỏ thân cây trám trắng, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, phơi khô, lấy 50g thái mỏng, sắc lấy nước đặc, ngậm nhổ nước. Ngày làm nhiều lần.
Bài 8: Lấy rễ lá lốt, rửa thật sạch, giã nát với mấy hạt muối, vắt lấy nước cốt, dùng bông sạch chấm vào răng đau, ngậm 2 – 3 phút rồi súc miệng bằng nước muối. Ngày chấm thuốc 3 – 5 lần.
Bài 9: Vỏ thân cây sao đen 100g, cạo bỏ lớp bẩn thô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, sắc đặc, ngậm khi răng đau. Có thể phối hợp hai vị lá lốt và sao đen, 2 vị bằng nhau, sắc đặc, ngậm khi răng đau nhức, tác dụng giảm đau nhanh hơn.


Bài 10: Chữa dứt điểm bệnh viêm lợi bằng hoa đinh hương
Cây đinh hương: Ngoài mùi thơm dễ chịu, đinh hương còn là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Cây đinh hương không chỉ được dùng làm phụ gia chế biến các món ăn mà còn được dùng để chữa bệnh. Chữa bệnh viêm lợi là 1 trong những công dụng chữa bệnh của đinh hương được nhiều người áp dụng.


5 tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây đinh hương:
icon 25 Xóa căng thẳng, mệt mỏi: nhờ Tinh dầu trong đinh hương. Mùi thơm của đinh hương giúp tinh thần bạn trở nên thư thái, lấy lại sự cân bằng khi stress trong cuộc sống. Vì vậy, chỉ 1 lượng tinh dầu đinh hương vừa đủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.
icon 25 Kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn: Trong đinh hương có chứa nhiều loại enzyme giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày.
icon 25 Chữa khỏi viêm lợi, đau răng: Đây là 1 công dụng tuyệt vời của cây định hương mà chúng ta không thể bỏ qua. Với tác dụng gây tê, giảm đau, sát khuẩn rất hiệu quả, dùng tinh dầu đinh hương chà vào vị trí lợi bị viêm, răng bị đau, chỉ sau vài phút sẽ không còn cảm giác đau nhức, khó chịu.
icon 25 Sát khuẩn: Đinh hương có khả nặng sát trùng diệt khuẩn rất cao nên thường được dùng để điều trị các vết thương ngoài da như nhiễm trùng, nấm, vết cắt hoặc côn trùng cắn… Tinh dầu đinh hương pha loãng với nước bôi lên da còn giúp trị mụn hiệu quả.
icon 25 Giảm ho: Ngậm 1 ít bột đinh hương và vài hạt muối sẽ giúp loại bỏ đờm, tiêu diệt vi khuẩn trong cổ họng vì đinh hương có tính kháng khuẩn cao, từ đó giúp giảm ho và viêm họng.
 
Một số bài thuốc đông y điều trị viêm lợi
  1. Viêm lợi  Âm hư:
Triệu chứng: Chân răng chảy máu đỏ tối, miệng hôi tanh, chân răng không xưng, miệng khô họng ráo, lưỡi đỏ bóng ít rêu, mạch tế sác
Lý: âm hư hoả bốc làm huyết đi sai đường
Pháp: Tư âm giáng hoả
Viêm lợi âm hư
Tế Sinh địa
30g
Hoàng liên
10g
Tri mẫu
10g
Bồ hoàng sao
10g
Thanh đại
10g
Đan bì
15g
Hoàng bá sao
10g
Địa cốt bì
30g
Nhân trung bạch
10g
Hoè sao đen
10g
Lấy 1 lít nước, đun 15-20 phút, dùng để uống 4 lần/ngày, mỗi lần uống khoảng 200ml


2. Viêm lợi Vị hoả :
Triệu chứng: máu đỏ tươi, hôi miệng, khát nước, chân răng sưng, đại tiện táo
Lý: do vị hoả bốc mạnh
Pháp: thanh tả vị nhiệt
Viêm lợi vị hoả
Hoàng cầm
10 g
Đại hoàng
3g
Hoàng liên
3g
Cam thảo
1
Dùng Đun nước uống thay trà hàng ngày


3. Viêm lợi Can hoả :
Triệu chứng: kẽ răng chẩy máu, miệng đắng dính, đại tiện táo, mất ngủ, nhổ ra đờm vàng dính, mặt mắt đỏ, mạch huyền.
Lý: can hoả vượng, làm huyết đi sai đường
Pháp: thanh can lương huyết, chỉ huyết
Viêm lợi can hoả
Mao căn
100g
Mạch môn
80g
Sinh địa
60g
Dạ giao đằng
60g
Hạ khô thảo
30g
Địa cốt bì
15g
Long đởm thảo
10g
Đởm nam tinh
10g
Thanh đại
20g
Ô mai
50g
Hải cáp phấn
60g
Cam thảo
6g
Sắc lấy nước uống ít một, đồng thời lấy 10g Huyền minh phấn uống vào lúc sáng sớm chưa an gì (uống cho đến khi hết táo bón). Khi đã có hiệu quả có thể giảm lượng và thêm hoài sơn 20g
4. Viêm lợi Dương hư:
Triệu chứng: Chẩy máu chân răng lâu ngày, lượng ít, sắc nhạt, mặt nhợt, chân tay không ấm, mạch nhược.
Lý: Dương hư hoả bốc
Viêm lợi dương hư
Chế phụ phiến
8g
Sinh Long cốt
20g
Sơn thù
20g
Nhục quế
8g
Sinh Mẫu lệ
20g
Tam thất bột
3g


<Nguồn: Sưu tầm>