Hiển thị các bài đăng có nhãn chay mau loi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chay mau loi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Cách chữa viêm chân răng, viêm lợi bằng thuốc nam


Dân gian vẫn truyền tai nhau những bài thuốc hay giúp chữa bệnh khỏi vĩnh viễn. Một trong số đó là những phương thức chữa viêm lợi bằng thuốc nam rất được mọi người quan tâm. Mời bạn đọc tham khảo 1 số bài thuốc chữa viêm lợi bằng thuốc nam được sưu tầm bởi www.benhvienrangmieng.com!

Nguyên nhân viêm lợi?

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách
  • Do vi khuẩn, cao răng, mảng bám
  • Do sâu răng
  • Ăn nhiều đồ ngọt
  • Do bệnh nha chu
  • Do Thay đổi hooccmon ở tuổi dậy thì mới lớn, tuổi vị thành niên và thời kỳ mang thai, những người mắc bệnh tiểu đường, người đang bị ốm nặng,...

Theo Đông y: phần lớn ca viêm lợi là do vị nhiệt hoặc do cơ địa. Biểu hiện bệnh là lợi thường sưng nề, có màu đỏ sẫm, ấn tay vào có thể thấy máu chảy ra, nặng hơn thì kèm theo mủ . Biến chứng của bệnh viêm lợi mủ chân răng sẽ khiến răng trông dài ra do lợi tụt xuống, hơi thở hôi, răng lung lay có thể bị rụng răng .

Phương pháp chữa viêm chân răng bằng thuốc nam là thanh vị khu phong, bài trùng.

Bài thuốc uống: dùng một trong các bài:

Bài 1: 
  • Cam thảo: 4g, 
  • tỳ bà diệp: 5g, 
  • chỉ xác: 5g, 
  • thiên môn đông: 6g, 
  • mạch môn 6g, 
  • sinh địa 6g, 
  • thục địa: 6g, 
  • nhân trần 6g, 
  • thạch hộc 6g, 
  • hoàng cầm: 6g. 
Sắc thuốc uống trong ngày.

Bài 2: 
  • Ý dĩ 70g, 
  • hoài sơn 100g, 
  • hạt sen 100g, 
  • đậu ván trắng 100g, 
  • mạch nha 70g, 
  • gạo nếp 200g, 
  • sơn tra 70g, 
  • sử quân tử 30g, 
  • thần khúc 30g, 
  • đường trắng vừa đủ làm viên. 
Các vị sao vàng tán bột mịn; đường trắng hòa ít nước và cô lại thành châu. Làm viên bằng hạt đậu xanh; sấy khô, đóng lọ kín. Trẻ em 1 – 3 tuổi, mỗi lần uống 10 – 20 viên; từ 3 – 7 tuổi, mỗi lần 20 – 40 viên; từ 7 – 12 tuổi, mỗi lần uống 40 – 50 viên. Ngày uống 2 lần, uống với nước ấm. Trị các chứng cam tích, trẻ ăn uống kém, gầy còm, giun sán, đi ngoài phân sống.

Bài 3: 
  • Ý dĩ 80g, 
  • cúc hoa 40g, 
  • cốc tinh thảo 12g, 
  • hồ tiêu 8g, 
  • sử quân tử 40g, 
  • uy linh tiên 20g, 
  • dạ minh sa 8g. 
Sử quân tử ngâm nước nóng, bóc hết màng, bỏ hai đầu nhọn; cốc tinh thảo bỏ cuộng. Các vị sao vàng, tán bột mịn; đóng gói 4g. Dán kín. Trẻ em 1 – 2 tuổi, mỗi lần 1/2 gói; 2- 5 tuổi, mỗi lần uống 1 đến 1,5 gói; 5 – 10 tuổi , mỗi lần 2 gói. Ngày uống 2 – 3 lần. Trị trẻ em bụng to, hôi miệng, thối răng, toét mắt. Khi uống kiêng các chất cay nóng.

Bài 4:
  • Thạch cao 12 g, 
  • tri mẫu 10 g, 
  • hoàng bá 10 g, 
  • cam thảo 6 g, 
  • hoắc hương 12 g, 
Sắc thuốc uống trong ngày.


Chữa viêm lợi bằng thuốc nam dùng thuốc tại chỗ

Bài 1: 
Đồng thanh 4g, 
bằng sa 4g, 
xuyên tiêu 10g. 
Tán thành bột mịn. Súc miệng sạch, bôi thuốc vào chân răng

Bài 2:

Thuốc Cam xanh: thanh đại, ngũ bội tử, bạch phàn, mai hoa băng phiến... Mỗi lần dùng 0,05g – 0,1g. Súc miệng sạch, dùng tăm bông chấm thuốc vào chân răng và lợi; giữ thuốc tại chỗ đau càng lâu càng tốt (bôi thuốc sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ). Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi: lấy bột thuốc bằng nửa hạt gạo, thêm 1 giọt mật ong, dùng ngón tay nghiền trộn đều, bôi lên lợi (cam miệng) hoặc lên lưỡi (bị tưa lưỡi); dùng 1 lần/ngày. Thuốc có bán ở các nhà thuốc trên toàn quốc.

Bài 3: Nước ép lá trầu không hoặc rễ cây chanh, rễ cây lá lốt, ngâm rượu súc miệng hằng ngày. Hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, đinh hương, đại hồi mỗi vị 20 g, tán bột, ngâm cồn 50 - 60% để chấm răng, ngày chấm 2-3 lần sau khi đã súc miệng sạch.

Bài 4: 
Lá trầu không : 50g
củ nghệ vàng: 50g
búp lá bàng: 50g. 
1 ít muối
Rượu trắng: 200ml

Rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng đem đun cách thuỷ (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi) cho sôi 30 phút rồi lấy ra để nguội.

Cách dùng: Ngậm trong 5 – 10 phút, hoặc súc miệng trong 30s hoặc dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi. 

<Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn, chữa viêm nhức răng.>

Bài 5: 
Thanh đại 2g, 
hùng hoàng 2g, 
băng phiến 2g, 
bạch phàn 4g, 
bằng sa 4g, 
lô hội 4g. 
Các vị tán bột mịn. Súc miệng sạch sẽ, chấm thuốc đều vào chân răng và lợi.

Lưu ý: Vệ sinh răng miệng hàng ngày. Súc miệng nước muối và ngậm thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Khi răng đau, chân răng sưng đau cần kiểm tra và chữa trị sớm. Ăn thức ăn mềm dễ nhai, không ăn thức ăn cay nóng.

Phòng và Điều trị bệnh viêm lợi tại nhà:

Bệnh viêm lợi chảy máu chân răng nếu không được điều trị sớm. Để lâu ngày sẽ gây các biến chứng như bệnh viêm nha chu, rụng răng. Nha chu viêm là bệnh cần chữa trong thời gian kéo dài, cần tìm nguyên nhân và chữa toàn diện bằng thuốc Tây, kết hợp với việc loại bỏ mảng bám, cao răng sạch sẽ.

Nếu viêm lợi nhẹ do cao răng. Người bệnh cần đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Sau khi đã hết cao răng, người bệnh cần tuân thủ theo đúng lời tư vấn của nha sỹ về việc vệ sinh răng miệng khoa học đúng cách như: đánh răng thường xuyên 2 lần/ngày, dùng bàn chải có sợi tơ mềm, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng kháng khuẩn để ngăn ngừa mảng bám cao răng tái hình thành. 

Nếu bệnh nhân bị viêm nặng, chảy máu lợi nhiều kèm theo mưng mủ thì cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Cách chữa viêm chân răng, viêm lợi bằng thuốc nam
Cách chữa viêm chân răng, viêm lợi bằng thuốc nam

Để phòng bệnh viêm lợi người bệnh nên chú ý 1 số việc sau:

Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy (hoặc sau khi ăn). Thực hiện việc đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày nhằm làm sạch kẽ răng. Có thể kết hợp uống và súc miệng bằng dầu mè hoặc dầu dừa.

Cạo lưỡi: Dùng bàn chải lông mềm hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng để chà nhẹ lưỡi từ sau ra trước 1 lần/ngày.

Lấy cao răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên: Cao răng là mảng bám của thức ăn tích tụ lâu ngày, ta dùng chỉ tơ nha khoa để lấy hết phần thức ăn thừa mắc trong kẽ răng, sau đó súc miệng bằng nước súc miệng có chứa thành phần menthol.

Không dùng vật nhọn cứng chọc vào răng, gây ra khe hở chân răng, thức ăn thường hay giắt vào nơi đó gây viêm nhiễm.

Tăng cường sức đề kháng cho răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất. Hạn chế ăn uống nhiều chất cay nóng như bia rượu, ớt, gừng…kéo dài





 

Cách chữa viêm lợi cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả


1. Tại sao bà bầu bị viêm lợi - Nguyên nhân mắc bệnh viêm lợi khi mang thai

Theo thống kê, có đến >50% chị em phụ nữ Việt Nam bị viêm lợi khi mang thai. Những người mang bầu có nguy cơ mắc bệnh viêm lợi cao hơn bình thường. 

Nắm được những nguyên nhân gây bệnh chúng ta sẽ tìm ra cách chữa viêm lợi cho bà bầu hiệu quả, đúng cách.


 

Lý do bà bầu bị viêm lợi (hay bị sưng nướu răng) là bởi:
  • Lượng máu trong cơ thể tăng lên từ 30 – 50% trong thời gian mang bầu, quá trình lưu thông máu nhanh hơn trước đó nhằm đảm bảo cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho bào thai. Lý do bà bầu bị chảy máu chân răng là Quá trình lưu thông máu này khiến cho lợi bị sưng đỏ và thường xuyên xuất hiện chảy máu chân răng.
  • Khi mang bầu, sự tăng lên về hàm lượng hoocmon trong cơ thể phụ nữ cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng miệng thường “nhạy cảm” hơn với các loài vi khuẩn cư trú trong khoang miệng. Từ đó, dễ có nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến răng miệng như: viêm lợi, sưng nướu, chảy máu chân răng,...
  • Dị ứng với mùi thuốc đánh răng nên Giai đoạn ốm nghén cũng là thời điểm phụ nữ dễ bị viêm lợi nhất.
  • Do trong cơ thể thiếu hụt hàm lượng vitamin C - Một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu lợi hay chảy máu chân răng.


2. Triệu chứng viêm lợi ở bà bầu

Để chữa viêm lợi cho bà bầu được triệt để, chúng ta cần chuẩn đoán chính xác được nhưng dấu hiệu của bệnh. Dưới đây là 1 số biểu hiện bệnh viêm lợi ở bà bầu thường gặp nhất:

  • Tình trạng sưng nướu, viêm lợi, viêm chân răng có thể xuất hiện vào tháng 2 của thai kì. 
  • Bệnh viêm lợi thường nặng nhất vào tháng thứ 8; và có thể kéo dài tới 6 tháng sau khi sinh. Với những người đã có tiền sử về bệnh răng miệng thì khi mang bầu tình trạng sẽ trở nên tệ hơn, bệnh sẽ phát triển nhanh hơn.
  • Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm lợi, viêm chân răng ở phụ nữ khi mang thai là: lợi sưng to hơn, có màu đỏ đậm, thậm chí xuất hiện cả mủ khi ấn vào và gây hở chân răng. 

Khi bà bầu bị viêm lợi cũng có những dấu hiệu ban đầu dễ dàng nhận biết là thường chảy máu lợi khi đánh răng. 

Bà bầu bị viêm lợi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Viêm lợi ở phụ nữ đang mang thai nguy hiểm hơn nhiều so với những người bình thường khác. Vì đó là tiền nguyên nhân gây nên hiện tượng sinh sớm (đẻ non).

Trong một số trường hợp bà bầu bị viêm lợi, viêm nướu tiến triển nghiêm trọng thì nha sỹ sẽ cần đến các biện pháp chuyên khoa khác để điều trị. Tuy nhiên, việc này chỉ nên thực hiện khi thai nhi từ tháng thứ 4 - 7, khuyến cáo không nên tác động nhiều đến răng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Ngoài ra, Trong 1 số nghiên cứu cũng kết luận, có mối liên quan giữa các bệnh về răng miệng ở bà bầu với chứng tiền sản giật – Đây một rắc rối về sức khỏe nghiêm trọng được biểu hiện bằng huyết áp cao và lượng protein trong nước tiểu tăng. Các nhà khoa học cho biết thêm, tuy chưa có bằng chứng kết luận rõ ràng bệnh viêm lợi ở bà bầu gây nên chứng tiền sản giật nhưng nó cũng là một trong những nhân tố gây ra bệnh tiền sản giật. Cần đặc biệt lưu ý!

3. Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị viêm lợi cho bà bầu?

Cách chữa viêm lợi cho bà bầu:

Nhìn chung chứng bệnh viêm lợi đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai không phải là bệnh quá nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi và mẹ.

Trên thực tế nếu những vết loét ở lợi, nướu do chứng viêm lợi gây ra nếu không được điều trị sớm thì có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng lợi, dẫn đến nhiễm trùng máu sẽ rất nguy hiểm.

Nếu bà bầu bị sưng lợi, chúng tôi khuyên bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để được các nha sĩ kiểm tra thăm khám, xác định chính xác tình trạng răng miệng thực tế. Vì trong giai đoạn mang thai thì việc sử dụng thuốc cần được chú ý đặc biệt, không nên tùy tiện sử dụng mà cần có sự chỉ dẫn cụ thể của nha sỹ.

Nếu bà bầu bị viêm chân răng, viêm lợi thì nha sỹ sẽ tiến hành lấy cao răng trước tiên để loại bỏ đi những mảng bám vi khuẩn. Mảng bám – nguyên nhân chủ yếu gây viêm lợi. Sau cùng là kết hợp điều trị bằng các loại thuốc an toán khác.

Cách chữa viêm lợi cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả
Cách chữa viêm lợi cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả

Lấy cao răng sẽ không có tác động đến thai nhi, tuy nhiên cần tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để tránh biến chứng cũng như giảm đau nhức và chảy máu chân răng tối đa.

Cách Phòng tránh bệnh viêm lợi ở phụ nữ mang thai:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách 
Bà bầu cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lành mạnh và đều đặn để loại trừ mảng bám ở răng và lợi.

Chú ý vệ sinh răng miệng theo những tiêu chí sau:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối
Lưu ý: Sử dụng loại bàn chải mềm để đánh răng, chải nhẹ nhàng cả 4 mặt răng, tránh không gây tổn hại đến lợi, nướu. Không nên chải răng quá mạnh, quá nhanh theo chiều ngang bằng bản chải lông cứng. Các nha sỹ răng miệng khuyến cáo bạn nên đánh răng theo chiều dọc hay chếch 1 góc 45 độ là tốt nhất.

- Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy những mảng bám, thức ăn thừa mắc trong răng. Ngoài ra, nên Súc miệng bằng dụng dịch vệ sinh răng miệng phù hợp khi mang thai để lấy đi những cặn bẩn còn lại mà sau khi đánh răng và súc miệng bằng nước thưởng không sạch được. Hoặc, Có thể dùng nước muối loãng để súc miệng hàng ngày, cách này giúp tiêu viêm và giảm hôi miệng khá hiệu quả.

  • Mẹo hay mách bạn trong thói quen ăn uống
Bổ sung vitamim C

Trong cơ thể thiếu hụt hàm lượng vitamin C cũng là 1 trong những nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng, viêm lợi. Vậy nên, bạn cần thường xuyên bổ sung vitamin c cho cơ thể bằng cách tăng cường ăn uống các loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi…hoặc bổ sung thêm các loại rau như bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải….

Tăng cường uống Sữa
Sữa là nguồn dinh dưỡng giàu canxi, rất tốt cho xương và răng , giúp loại trừ nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến lợi (nướu). Hãy uống mỗi ngày một ly sữa để tăng cường sức khỏe và bảo vệ răng miệng tốt hơn.

Ngoài ra, Sữa chua và các thực phẩm giàu axit lactic cũng có tác dụng rất tốt trong việc chống lại bệnh viêm lợi.

Súc miệng bằng nước muối
Sức miệng nước muối là cách đơn giản nhất giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây hại cư trú trong khoang miệng, làm giảm chứng chảy máu chân răng và viêm lợi.

Kết hợp Mát xa lợi
Sau khi đã đánh răng và vệ sinh tay sạch sẽ rồi, bạn hãy dùng những ngón tay để mát xa lợi thật nhẹ nhàng, điều này giúp máu lưu thông dễ dàng hơn phòng ngừa tình trạng chảy máu lợi

Hạn chế:
- Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo: Thực phẩm nhiều chất béo vừa gây nên tình trạng tăng cân, béo phì, vừa tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sổi, phát triển. Dễ gây bệnh viêm lợi. Lời khuyên cho bà bầu là nên cắt giảm những thực phẩm nhiều chất béo trong bữa ăn.

- Hạn chế dùng các thức ăn ngọt như: bánh, kẹo, nước trái cây có đường,.... Bạn có thể thay nước trái cây bằng nước lọc nếu đang bị viêm lợi.

- Tránh xa khói thuốc lá: Khói thuốc lá có chứa rất rất những chất độc hại, một trong số đó tiết ra loại thành phần mà vi khuẩn răng miệng rất ưa thích. Điều đó lý giải tại sao những người hút thuốc lá thường có nguy cơ mắc bệnh răng miệng cao hơn những người khác. 




 

Nguyên nhân trẻ bị viêm lợi - Cách chữa viêm lợi ở trẻ nhỏ


1. Bệnh viêm lợi ở trẻ em là gì?

Lợi (hay còn gọi là nướu): là hệ thống mềm bao quanh chân răng có chứng năng bảo vệ, giữ cho răng chắc khỏe. Bệnh Viêm lợi hay còn gọi là bệnh nha chu hoặc viêm chân răng đều có nguyên nhân xuất phát do nhiễm khuẩn. Đông y gọi viêm lợi, hôi miệng ở trẻ em là cam miệng (nha cam khẩu xú). Bệnh viêm lợi là bệnh hay gặp ở trẻ em do nhiễm trùng phần mô xung quanh răng. Bệnh có khả năng ảnh hưởng đến tổ chức nâng đỡ của răng như lợi tự do và lợi dính, dây chằng nha chu, xê măng và xương ổ răng. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sau này. 

2. Cơ chế sinh bệnh

Quá trình mọc răng của trẻ vẫn luôn được diễn ra để thích nghi với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ sau sinh. Những ngày tháng đầu sau khi chào đời, trẻ chưa mọc răng, chủ yếu vẫn sử dụng lợi để bú, mớm sữa.

Sau này, trẻ cần nguồn năng lượng nhiều hơn nên xuất hiện quá trình ăn dặm. Răng sữa bắt đầu được hình thành.

Ở cung răng sữa và hỗn hợp vùng liên kẽ răng được phủ hoàn toàn bởi lợi. Lợi có màu đỏ tươi hơn vì được tưới máu nhiều do có nhiều mạch máu hơn và biểu mô ít sừng hoá hơn. Có nhiều mẹ dễ nhầm hiện tượng đó với tình trạng trẻ bị viêm lợi hôi miệng.

Lợi trẻ em ít các hạt hơn và chỉ xuất hiện sau 2 tuổi, bờ lợi tự do dày và tròn hơn, có thể có dạng viền trắng khi răng đang mọc lên, mật độ mềm hơn vì tổ chức ít dày hơn. Khoảng dây chằng nha chu ở trẻ em lớn hơn người lớn, một phần do lớp xỉ răng và lớp xương vỏ mỏng hơn.

Dây chằng ở trẻ em ít thành phần sợi hơn và nhiều mạch máu hơn. Xương ổ răng có các khoảng tủy xương rộng hơn, nhiều mạch máu hơn và ít bè xương hơn so với người lớn, các đặc điểm này tăng cường tốc độ tiến triển của bệnh viêm lợi ở hàm răng sữa.

Do đó, bệnh viêm lợi ở trẻ em cũng có nhiều điểm khác biệt so với bệnh ở người trưởng thành.


 

Vì sao Trẻ bị viêm lợi hôi miệng?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sưng lợi, viêm lợi. Bệnh Viêm lợi ở trẻ nhỏ thường xuất phát do một số nguyên nhân chính sau:

- Viêm lợi do mảng bám- do vệ sinh răng miệng kém: Là tình trạng nhiễm khuẩn gây viêm lợi liên quan đến số lượng mảng bám răng, cao răng nhiều, do vệ sinh răng miệng không thường xuyên. Viêm lợi cũng có thể do cấu trúc răng lợi của trẻ như lợi và răng không khít nhau khiến các thức ăn và các mảng bám của răng sẽ nằm lại ở đây, giảm tiết nước bọt, gây khô miệng. Khi các mảng bám thức ăn thừa không được làm sạch thường xuyên, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô ở lợi và răng, gây ra bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ.

- Viêm lợi do sang chấn: Các sang chấn cơ học như: nhai thức ăn cứng, xỉa răng bằng tăm, cắn móng tay, đánh răng quá mạnh... khiến vùng nhú lợi viêm nhiễm gây khó chịu. Để tránh sang chấn gây viêm lợi cần loại bỏ kích thích và các thói quen xấu.

- Viêm lợi do mọc răng: Viêm lợi do mọc răng có tính chất tạm thời, thường gặp lúc trẻ 6 - 7 tuổi khi mọc răng vĩnh viễn thứ nhất. Nguyên nhân là do lợi viền không được bảo vệ khi răng chưa mọc hoàn toàn. Các yếu tố thuận lợi làm bệnh tiến triển nhanh hơn là tích tụ thức ăn, mảng bám vi khuẩn. Trong một số trường hợp, bệnh tiến triển cấp tính và có thể gây viêm chân răng hoặc áp-xe quanh thân răng.

- Viêm lợi cấp do tụ cầu: Thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn như viêm phổi ở trẻ nhỏ, rối loạn tiêu hóa ở trẻ... Sau mỗi đợt nhiễm khuẩn, sức đề kháng cơ thể yếu các vi khuẩn trong miệng có cơ hội tấn công vào mô lợi của trẻ. Bệnh viêm lợi trẻ em thường diễn biến cấp tính, trẻ có thể sốt, bỏ ăn. 

- Trẻ mắc tiểu đường cũng có khả năng mắc viêm lợi cao. Tiểu đường làm mạch máu dày lên, giảm khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến mô lợi. Điều này làm cho lợi bị yếu và dễ nhiễm khuẩn.

- Do sử dụng thuốc kháng sinh: Khi trẻ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh sẽ khiến tuyến nước bọt tiết giảm, gây khô miệng, dẫn đến việc các mảng bám răng và cao răng dễ dàng tích tụ, làm tăng nguy cơ sâu răng.

- Do ăn nhiều đồ ngọt: Việc cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh… Đây là nguyên nhân có thể khiến cấu trúc bảo vệ răng yếu đi dẫn đến suy giảm sức đề kháng của lợi đối với các vi khuẩn bám trên răng và gây sưng lợi ở trẻ em sau đó dẫn đến viêm.

3. Cách nhận biết trẻ bị sưng lợi, viêm lợi.

Các bậc cha mẹ nên quan tâm thường xuyên tới những biểu hiện bất thường về răng miệng của con cái để kịp thời có những biện pháp điều trị hiệu quả. Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm lợi:
  • Phần lợi của trẻ bị sưng nhẹ ở viền. Lợi chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ, nặng hơn thì xanh xám. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ bị phồng.
  • Lợi chảy máu khi có va chạm, cọ sát như đánh răng, xỉa tăm, nặng hơn có thể gây chảy máu tự phát. Để phát hiện, cha mẹ nên kiểm tra bàn chải hoặc kiểm tra nước súc miệng bé nhổ ra sau mỗi lần bé đánh răng 
  • Trẻ bị viêm lợi chảy máu chân răng thường có hiện tượng đau buốt ở lợi khiến bé chán ăn, ăn ít hoặc bỏ bữa
  • Bệnh nặng hơn sẽ kèm theo dấu hiệu mùi hôi ở miệng do chỗ viêm mưng mủ.
  • Bệnh xảy ra thời kỳ răng sữa làm răng mất lớp men trắng, khiến răng có màu vàng xám hoặc đen, hoặc bị ăn mòn. Trẻ ăn uống kém, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn vàng, người mệt mỏi, da khô ráp, mạch tế sác làm chậm phát triển. 


Bệnh viêm lợi ở trẻ em thường được chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu - Trẻ bị sưng lợi
Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu nhất là khi đánh răng. Trong gia đoạn này, lợi bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác.

Nguyên nhân trẻ bị viêm lợi - Cách chữa viêm lợi ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân trẻ bị viêm lợi - Cách chữa viêm lợi ở trẻ nhỏ


Giai đoạn hai - Trẻ bị viêm lợi
Nếu lợi đã bị viêm mà không chữa trị, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa lợi và răng là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn thừa bám vào gây nhiễm trùng. Lâu ngày, bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, khi đó hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải tăng cường chiến đấu chống lại vi khuẩn. Các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, gắn chắc cho răng và lợi). Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu nhiều gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Nếu viêm lâu ngày, lợp sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy cành nặng, răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng gây rụng răng.

Nguyên nhân trẻ bị viêm lợi - Cách chữa viêm lợi ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân trẻ bị viêm lợi - Cách chữa viêm lợi ở trẻ nhỏ

4, Điều trị và đề phòng bệnh viêm lợi cho bé

Bảo vệ răng miệng của bé cũng quan trọng như bảo vệ sức khỏe cho bé. Các vị phụ huynh cần chú ý tới những điểm sau để chăm sóc lợi cho bé:

  • Cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày để nâng cao sức đề kháng, thể trạng của trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ mút tay, cắn móng tay, xỉa răng bằng tăm, bởi vì vi khuẩn rất có thể sẽ xâm nhập vào miệng nếu bé có những thói quen này.
  • Trẻ bị viêm lợi uống thuốc gì? Các bà mẹ lưu ý: Kiểm tra răng miệng thường xuyên, định kỳ cho bé, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, cần đưa bé đến các trung tâm nha khoa để chẩn đoán và chữa trị không nên tự cho bé uống thuốc tại nhà.
  • Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách và thường xuyên. Khi trẻ đã lên 3 cần hướng dẫn cho trẻ cách đánh răng, tạo thói quen đánh răng sau khi ăn. Mỗi 3 tháng 1 lần cho trẻ đi khám răng để lấy cao răng và để phát hiện kịp thời răng sâu.
Nguyên nhân trẻ bị viêm lợi - Cách chữa viêm lợi ở trẻ nhỏ


Còn đối với trẻ sơ sinh, bé cần sự chăm sóc đặc biệt của gia đình:
  • Tránh để bé bú bình và ngậm ti giả với núm vú cứng, cần vệ sinh sạch sẽ miệng của bé sau khi bú để tránh vi khuẩn xuất hiện.
  • Không pha sữa quá nóng gây tổn thương tới lợi của trẻ
  • Vệ sinh, tiệt trùng bình sữa, núm vú, các dụng cụ ăn uống của trẻ.
  • Nên khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần cho bé.

Rà lưỡi cho trẻ sau khi bú và ăn: Với các bé nhỏ còn bú sữa thì nên dùng gạt quấn vào ngón tay nhúng nước ấm, chà vào lưỡi răng và nướu của bé. Cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương miệng và làm bé buồn nôn.



 

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng tại nhà an toàn - hiệu quả


1. Đại cương về chảy máu chân răng - Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Bệnh Chảy máu chân răng hay còn gọi là bệnh viêm chân răng, đó là tình trạng kẽ răng hoặc chân răng bị chảy máu bất thường hoặc do tác động từ bên ngoài như tay, lưỡi, ăn... Đông y gọi bệnh chảy máu chân răng là sỉ nục.

Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng
Bệnh chảy máu chân răng

Bản chất của bệnh chảy máu chân răng xuất phát từ những mảng bám thức ăn thừa tích tụ dọc theo viền lợi răng, thường là do vệ sinh răng miệng không khoa học. Hai bệnh về lợi thường gặp sau biểu hiện của bệnh viêm chân răng là viêm lợi và viêm nha chu. 

2. Nguyên nhân chảy máu chân răng là gì?

Một số nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng như:

  • Do cách vệ sinh răng miệng không khoa học nên xuất hiện nhiều mảng bám cao răng. Quy trình tạo cao răng: Sau khi ăn uống nếu không chải răng đúng cách, không súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng. Cặn bã của thức ăn thừa sẽ đọng lại trên viền răng và lợi kết hợp với vi khuẩn tạo thành một lớp mảng bám trên bề mặt răng, lâu ngày thành cao răng. Những mảng bám đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển tấn công, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng, trong đó có chảy máu chân răng.
  • Bệnh viêm lợi, sâu răng: Viêm lợi gây đau nhức quanh răng, nhất là khi ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh sẽ khiến lợi sưng tấy. Viêm lợi lúc bắt đầu thì chỗ viêm chỉ hơi sưng, có viền cổ răng, không đau nhưng rất dễ chảy máu khi va chạm dù nhẹ.

Nguyên nhân chảy máu chân răng do một số bệnh phổ thông khác:

+ Bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình tạo đông máu như: bệnh giảm tiểu cầu, bệnh ưa chảy máu, thiếu can xi…

+ Bị một số bệnh về gan, do gan tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K. Ngoài ra, bị chảy máu chân răng có thể do thiếu các vitamin khác….

Nếu không chữa trị, viêm lợi chảy máu chân răng sẽ tiến triển thành bệnh viêm nha chu. Bệnh nha chu có thể có các dấu hiệu như : ê răng, đau răng kèm theo hôi miệng, nướu răng bị sưng có túi mủ ở chân răng, chân răng bị yếu, lung lay, có thể dẫn tới rụng răng hoặc áp xe xương ổ răng rất nguy hiểm.


 

3. Phương pháp hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng

Khi bị chảy máu chân răng , có 2 phương pháp để hỗ trợ điều trị là tạm thời và hoàn hoàn. 
  • Phương pháp điều trị tạm thời
Trường hợp tạm thời áp dụng với tình trạng bệnh mới phát hiện, bệnh nhẹ, cách này cũng có thể giúp bạn khỏi bệnh. 

a. Cách chữa chảy máu chân răng bằng biện pháp tự nhiên

Một số cách chữa chảy máu chân răng bằng phương pháp tự nhiên có thể thực hiện tại nahf cực kỳ đơn giản như:
- Sử dụng trà - trà xanh để hạn chế chảy máu chân răng: Theo chứng minh, Trà có tính kháng khuẩn cao. Nếu Sử dụng lá trà xanh hàng ngày sẽ giúp giảm được những vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Cách thực hiện: lấy 1 túi trà lọc nhỏ chuẩn bị bỏ đi và nhúng nó vào cốc nước lạnh. Sau 10 - 15p lấy túi trà đã đó chườm vào trong lợi bị chảy máu.
Hoặc: lấy lá chè tươi, hãm trong bình nước đun sôi, sau đó lấy nước đó để uống hoặc súc miệng hàng ngày. Bạn sẽ thấy tình trạng chảy máu chân răng giảm đáng kể.

- Dùng mật ong: Sau khi đánh răng xong, dùng ngón tay nhúng 1 ít mật và chà lên những vùng bị nhiễm trùng ở chân răng. Lưu ý: chỉ chà vào lợi, không chà vào mặt răng.
- Dùng dầu đinh hương: Dầu đinh hương có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn, dùng dầu đinh hương thường xuyên sẽ ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng. Cách thực hiện: lấy một chút dầu đinh hương để bôi theo chân răng - nướu, đặc biệt là những vùng bị chảy máu, sẽ làm những vết viêm se lại. Có thể nói, dầu đinh hương khá hiệu quả khi hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng.
- Lô hội (Nha đam): Lấy lô hội ép lấy nước, sau đó bôi lên nướu răng, để khoảng 5 phút rồi súc miệng sạch lại bằng nước lọc, ngày làm 2 lần sẽ giúp bạn đánh mất triệu chứng chảy máu chân răng. Cách trị chảy máu chân răng bằng nước ép lô hội đã được rất nhiều người áp dụng và đã thấy có kết quả rất tốt.

b. Phòng ngừa và cách chữa chảy máu chân răng bằng việc chăm sóc răng miệng

Cách chữa chảy máu chân răng bằng biện pháp vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và chống viêm nhiễm chân răng tốt nhất.

- Chăm sóc răng miệng đúng cách bằng việc chải răng đều 3 lần/ngày. Dùng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng khắp 4 mặt của răng, đặc biệt là phần chân răng. 
- Sử dụng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa (các sợi bàn chải bị cong, hướng đổ ra xung quanh, hoặc các sợi bàn chải đã mất hết màu, bàn chải xuất hiện cặn đen bẩn ở chân sợi nylon), phải thay bàn chải mới ngay. Các chuyên gia nha khoa khuyên mọi người nên thay bàn chải 3 tháng một lần. Không nên tiết kiệm mà sử dụng bàn chải quá lâu.
- Đánh răng nhẹ nhàng, quá trình đánh răng phải kéo dài ít nhất là 3 phút. Trong đó, chỉ dùng lực vừa phải, không chà răng quá mạnh gây chảy máu chân răng. Tuyệt đối không được chà răng theo chiều ngang vì sẽ dẫn đến nguy cơ làm tụt nướu. Chà răng theo chiều dọc, từ trên xuống dưới cho hàm trên và từ dưới lên trên cho hàm dưới. Chỉ chà ngang đối với mặt nhai. 

Một người đánh răng đúng cách, chỉ cần ngày đánh răng 2 lần sáng – tối là đủ. Ngược lại, nếu đánh răng một ngày đến 4 -5 lần mà không đúng cách thì chỉ làm răng bị hư hại mà thôi.

- Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy đi những mảng bám trong răng
Việc chải răng đúng phương pháp và đều đặn hằng ngày chỉ có thể làm sạch được hơn 70% chất bẩn. Để “thanh toán” chỗ còn lại, bạn cần sử dụng chỉ tơ nha khoa, một sản phẩm thay thế tăm xỉa răng vốn rất có hại. Dùng chỉ nha khoa ngày 1 lần sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám ra khỏi kẽ răng.

Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng
Dùng chỉ nha khoa sau khi đánh răng

- Súc miệng bằng nước muối ấm: Hãy pha một chút muối với nước ấm độ mặn như nấu canh và súc miệng 3 lần/ ngày sau khi đánh răng, nước muối ấm sẽ giúp tiêu diệt những vi khuẩn tấn công chân răng, làm hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.

Hoặc bạn có thể sử dụng cách chữa chảy máu chân răng bằng các loại dung dịch súc miệng có chứa Flour, chất kháng khuẩn và thành phần kháng mảng bám giúp diệt vi khuẩn, do đó ngăn ngừa mảng bám, chảy máu chân răng. 

Để nước súc miệng phát huy tác dụng tốt nhất, mỗi lần súc miệng tối đa khoảng 30 giây. Nếu ngậm quá thì thời gian trên chất cồn trong nước súc miệng sẽ làm cho khoang miệng bị khô. Lưu ý không được nuốt nước súc miệng và chỉ nên dùng nước súc miệng có chứa florua 1 lần/ngày.





Không nên cho trẻ nhỏ dùng nước súc miệng của người lớn. Đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú thì không nên dùng nước súc miệng.


c. Thay đổi thói quen ăn uống

- Ăn nhiều rau tươi & trái cây: Các loại hoa quả tươi và rau xanh như cam, bưởi, quýt, xoài, dâu tây, cà rốt,….có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho răng miệng, nhất là tốt cho nướu răng. Các chất này không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cho cơ thể mà còn có tác dụng cải thiện quá trình tuần hoàn máu đến nướu răng, giúp tăng cường sức khỏe của nướu lợi.

- Đặc biệt là các loại hoa quả chứa nhiều vitamin c giúp tăng sức đề kháng, hạn chế chảy máu chân răng. Người được cung cấp đầy đủ vitamin C sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn những người thiếu vitamin C. 

Theo nghiên cứu, ăn 2 quả bưởi mỗi ngày trong vòng nửa tháng sẽ giúp giảm hiện tượng chảy máu chân răng. Trung bình một quả bưởi chứa ~92,5 mg vitamin C nên bổ sung bưởi vào thực đơn ăn uống hàng tuần, sẽ giúp bạn tăng cường Vitamin C. Lưu ý: không đánh răng ngay sau khi ăn bưởi, vì các loại quả chua chứa nhiều axit nên dễ làm yếu men răng, nếu đánh răng ngay sẽ dễ gây mòn răng.

- Bỏ thuốc lá ngay, vì đó chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nướu lợi. Nguyên nhân là do thuốc lá làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa vitamin C hoặc người hút thuốc thường có chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng kém lành mạnh.

Mặc dù bệnh viêm lợi chảy máu chân răng không phải bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như tổn thương lợi, hủy hoại xương ổ răng, xương răng, từ đó gây đau nhức, thậm chí mất răng, mất khả năng nhai nghiền thức ăn, gây hôi miệng - mất tự tin khi giao tiếp…

  • Hỗ trợ điều trị hoàn toàn:

Khi bệnh chảy máu chân răng đã tiến triển đến cấp độ cao hơn như xuất hiện viêm lợi mủ, bệnh nha chu, bạn nên sớm sắp xếp thời gian đến các trung tâm nha khoa uy tín để được các nha sĩ thăm khám. Tùy từng vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và thích hợp.

d. Lấy cao răng là cách trị chảy máu chân răng triệt để nhất

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chảy máu chân răng là do Mảng bám trên răng mà sau phát triển thành cao răng. Do đó, lấy cao răng định kỳ sẽ là cách chữa trị bệnh chảy máu chân răng hiệu quả và triệt để nhất. Khi lấy sạch được cao răng thì nướu, hiện tượng chảy máu chân răng cũng sẽ thuyên giảm dần, lợi cũng sẽ dần hồi phục và khỏe mạnh nhanh hơn.

Lấy cao răng tuy là phương pháp đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật thì cũng không thể loại bỏ được hết các mảng bám trên răng, đặc biệt là dưới nướu. Khi cao răng được làm sạch hoàn toàn cùng với thao tác đánh bóng răng, mảng bám sẽ được hạn chế tối đa, răng sẽ trở nên khỏe mạnh hơn và chấm dứt hoàn toàn tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng.

Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng tại nhà an toàn - hiệu quả
Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Nhược điểm của phương pháp này:

- Lấy cao răng xong thường ê răng mất vài tiếng đến vài ngày. Gây cảm giác ăn uống không ngon miệng. 
- Lấy cao răng xong nếu không được chăm sóc răng miệng thường xuyên đúng cách thì bệnh rất dễ phát sinh trở lại, do khoảng trống giữa các kẽ răng và răng với lợi sau khi lấy cao răng ( do lớp cao răng bị mất để lại) thường xuyên bị thức ăn thừa bám vào. Việc lấy cao răng sẽ giúp nhanh khỏi bệnh nhưng không phải là giải pháp hoàn hảo bằng việc vệ sinh răng miệng đúng cách.


Tham khảo cách phòng tránh viêm lợi khi mang thai

Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm lợi chảy máu chân răng cao hơn người bình thường. Triệu chứng này bắt đầu có biểu hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ và kéo dài tới 6 tháng sau sinh. 

Biểu hiện bênh:

Lợi - nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu, thường chảy máu nhiều khi bạn đánh răng. Ngoài ra, có thêm các dấu hiệu khác như: hôi miệng, ngứa và đau lợi. 

Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng
Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Viêm lợi thường được chia làm 2 giai đoạn:


Giai đoạn 1: Lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng. Trong giai đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng.


Giai đoạn 2: Vào thời điểm này, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây ra nhiễm trùng.

Cách chữa trị - Khắc phục khi bị viêm lợi

Viêm lợi ở phụ nữ đang mang thai nguy hiểm hơn nhiều so với những người bình thường khác. Vì đó là tiền nguyên nhân gây nên hiện tượng sinh sớm (đẻ non).

Trong một số trường hợp viêm lợi, viêm nướu tiến triển nghiêm trọng thì nha sỹ sẽ cần đến các biện pháp chuyên khoa khác để điều trị. Tuy nhiên, việc này chỉ nên thực hiện khi thai nhi từ tháng thứ 4 - 7, khuyến cáo không nên tác động nhiều đến răng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Cách chữa bệnh viêm lợi ở bà bầu như thế nào đúng cách? ===>> Mời xem tại bài viết: Cách chữa viêm lợi cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả



<Nguồn: Sưu tầm>