Hiển thị các bài đăng có nhãn phong benh viem loi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phong benh viem loi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Cách chữa viêm lợi cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả


1. Tại sao bà bầu bị viêm lợi - Nguyên nhân mắc bệnh viêm lợi khi mang thai

Theo thống kê, có đến >50% chị em phụ nữ Việt Nam bị viêm lợi khi mang thai. Những người mang bầu có nguy cơ mắc bệnh viêm lợi cao hơn bình thường. 

Nắm được những nguyên nhân gây bệnh chúng ta sẽ tìm ra cách chữa viêm lợi cho bà bầu hiệu quả, đúng cách.


 

Lý do bà bầu bị viêm lợi (hay bị sưng nướu răng) là bởi:
  • Lượng máu trong cơ thể tăng lên từ 30 – 50% trong thời gian mang bầu, quá trình lưu thông máu nhanh hơn trước đó nhằm đảm bảo cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho bào thai. Lý do bà bầu bị chảy máu chân răng là Quá trình lưu thông máu này khiến cho lợi bị sưng đỏ và thường xuyên xuất hiện chảy máu chân răng.
  • Khi mang bầu, sự tăng lên về hàm lượng hoocmon trong cơ thể phụ nữ cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng miệng thường “nhạy cảm” hơn với các loài vi khuẩn cư trú trong khoang miệng. Từ đó, dễ có nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến răng miệng như: viêm lợi, sưng nướu, chảy máu chân răng,...
  • Dị ứng với mùi thuốc đánh răng nên Giai đoạn ốm nghén cũng là thời điểm phụ nữ dễ bị viêm lợi nhất.
  • Do trong cơ thể thiếu hụt hàm lượng vitamin C - Một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu lợi hay chảy máu chân răng.


2. Triệu chứng viêm lợi ở bà bầu

Để chữa viêm lợi cho bà bầu được triệt để, chúng ta cần chuẩn đoán chính xác được nhưng dấu hiệu của bệnh. Dưới đây là 1 số biểu hiện bệnh viêm lợi ở bà bầu thường gặp nhất:

  • Tình trạng sưng nướu, viêm lợi, viêm chân răng có thể xuất hiện vào tháng 2 của thai kì. 
  • Bệnh viêm lợi thường nặng nhất vào tháng thứ 8; và có thể kéo dài tới 6 tháng sau khi sinh. Với những người đã có tiền sử về bệnh răng miệng thì khi mang bầu tình trạng sẽ trở nên tệ hơn, bệnh sẽ phát triển nhanh hơn.
  • Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm lợi, viêm chân răng ở phụ nữ khi mang thai là: lợi sưng to hơn, có màu đỏ đậm, thậm chí xuất hiện cả mủ khi ấn vào và gây hở chân răng. 

Khi bà bầu bị viêm lợi cũng có những dấu hiệu ban đầu dễ dàng nhận biết là thường chảy máu lợi khi đánh răng. 

Bà bầu bị viêm lợi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Viêm lợi ở phụ nữ đang mang thai nguy hiểm hơn nhiều so với những người bình thường khác. Vì đó là tiền nguyên nhân gây nên hiện tượng sinh sớm (đẻ non).

Trong một số trường hợp bà bầu bị viêm lợi, viêm nướu tiến triển nghiêm trọng thì nha sỹ sẽ cần đến các biện pháp chuyên khoa khác để điều trị. Tuy nhiên, việc này chỉ nên thực hiện khi thai nhi từ tháng thứ 4 - 7, khuyến cáo không nên tác động nhiều đến răng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Ngoài ra, Trong 1 số nghiên cứu cũng kết luận, có mối liên quan giữa các bệnh về răng miệng ở bà bầu với chứng tiền sản giật – Đây một rắc rối về sức khỏe nghiêm trọng được biểu hiện bằng huyết áp cao và lượng protein trong nước tiểu tăng. Các nhà khoa học cho biết thêm, tuy chưa có bằng chứng kết luận rõ ràng bệnh viêm lợi ở bà bầu gây nên chứng tiền sản giật nhưng nó cũng là một trong những nhân tố gây ra bệnh tiền sản giật. Cần đặc biệt lưu ý!

3. Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị viêm lợi cho bà bầu?

Cách chữa viêm lợi cho bà bầu:

Nhìn chung chứng bệnh viêm lợi đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai không phải là bệnh quá nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi và mẹ.

Trên thực tế nếu những vết loét ở lợi, nướu do chứng viêm lợi gây ra nếu không được điều trị sớm thì có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng lợi, dẫn đến nhiễm trùng máu sẽ rất nguy hiểm.

Nếu bà bầu bị sưng lợi, chúng tôi khuyên bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để được các nha sĩ kiểm tra thăm khám, xác định chính xác tình trạng răng miệng thực tế. Vì trong giai đoạn mang thai thì việc sử dụng thuốc cần được chú ý đặc biệt, không nên tùy tiện sử dụng mà cần có sự chỉ dẫn cụ thể của nha sỹ.

Nếu bà bầu bị viêm chân răng, viêm lợi thì nha sỹ sẽ tiến hành lấy cao răng trước tiên để loại bỏ đi những mảng bám vi khuẩn. Mảng bám – nguyên nhân chủ yếu gây viêm lợi. Sau cùng là kết hợp điều trị bằng các loại thuốc an toán khác.

Cách chữa viêm lợi cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả
Cách chữa viêm lợi cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả

Lấy cao răng sẽ không có tác động đến thai nhi, tuy nhiên cần tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để tránh biến chứng cũng như giảm đau nhức và chảy máu chân răng tối đa.

Cách Phòng tránh bệnh viêm lợi ở phụ nữ mang thai:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách 
Bà bầu cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lành mạnh và đều đặn để loại trừ mảng bám ở răng và lợi.

Chú ý vệ sinh răng miệng theo những tiêu chí sau:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối
Lưu ý: Sử dụng loại bàn chải mềm để đánh răng, chải nhẹ nhàng cả 4 mặt răng, tránh không gây tổn hại đến lợi, nướu. Không nên chải răng quá mạnh, quá nhanh theo chiều ngang bằng bản chải lông cứng. Các nha sỹ răng miệng khuyến cáo bạn nên đánh răng theo chiều dọc hay chếch 1 góc 45 độ là tốt nhất.

- Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy những mảng bám, thức ăn thừa mắc trong răng. Ngoài ra, nên Súc miệng bằng dụng dịch vệ sinh răng miệng phù hợp khi mang thai để lấy đi những cặn bẩn còn lại mà sau khi đánh răng và súc miệng bằng nước thưởng không sạch được. Hoặc, Có thể dùng nước muối loãng để súc miệng hàng ngày, cách này giúp tiêu viêm và giảm hôi miệng khá hiệu quả.

  • Mẹo hay mách bạn trong thói quen ăn uống
Bổ sung vitamim C

Trong cơ thể thiếu hụt hàm lượng vitamin C cũng là 1 trong những nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng, viêm lợi. Vậy nên, bạn cần thường xuyên bổ sung vitamin c cho cơ thể bằng cách tăng cường ăn uống các loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi…hoặc bổ sung thêm các loại rau như bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải….

Tăng cường uống Sữa
Sữa là nguồn dinh dưỡng giàu canxi, rất tốt cho xương và răng , giúp loại trừ nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến lợi (nướu). Hãy uống mỗi ngày một ly sữa để tăng cường sức khỏe và bảo vệ răng miệng tốt hơn.

Ngoài ra, Sữa chua và các thực phẩm giàu axit lactic cũng có tác dụng rất tốt trong việc chống lại bệnh viêm lợi.

Súc miệng bằng nước muối
Sức miệng nước muối là cách đơn giản nhất giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây hại cư trú trong khoang miệng, làm giảm chứng chảy máu chân răng và viêm lợi.

Kết hợp Mát xa lợi
Sau khi đã đánh răng và vệ sinh tay sạch sẽ rồi, bạn hãy dùng những ngón tay để mát xa lợi thật nhẹ nhàng, điều này giúp máu lưu thông dễ dàng hơn phòng ngừa tình trạng chảy máu lợi

Hạn chế:
- Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo: Thực phẩm nhiều chất béo vừa gây nên tình trạng tăng cân, béo phì, vừa tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sổi, phát triển. Dễ gây bệnh viêm lợi. Lời khuyên cho bà bầu là nên cắt giảm những thực phẩm nhiều chất béo trong bữa ăn.

- Hạn chế dùng các thức ăn ngọt như: bánh, kẹo, nước trái cây có đường,.... Bạn có thể thay nước trái cây bằng nước lọc nếu đang bị viêm lợi.

- Tránh xa khói thuốc lá: Khói thuốc lá có chứa rất rất những chất độc hại, một trong số đó tiết ra loại thành phần mà vi khuẩn răng miệng rất ưa thích. Điều đó lý giải tại sao những người hút thuốc lá thường có nguy cơ mắc bệnh răng miệng cao hơn những người khác. 




 

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Hậu quả của viêm lợi gây hôi miệng và cách phòng tránh




Nguyên nhân viêm lợi là gì? Tác nhân chính gây nên tình trạng lợi viêm - hôi miệng?

Theo lời khuyên của các chuyên gia nha khoa hàng đầu thế giới cho rằng nguyên nhân bệnh viêm lợi có thể được hình thành từ nhiều lý do khác nhau, trong đó chúng tôi có tổng hợp được một số nguyên nhân cơ bản dưới đây:
+ Vi khuẩn: là yếu tố đầu tiên dẫn đến bệnh viêm lợi. Vi khuẩn sẽ xuất hiện trong mảng bám răng, cao răng còn dính lại trên bề mặt răng, nướu lợi và kẽ răng, lâu ngày vi khuẩn phát sinh gây nên tình trạng viêm.
+ Viêm lợi được hình thành một phần do chế độ ăn uống của người bệnh.
+ Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc lười đánh răng, súc miệng sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây bệnh.
+ Viêm lợi cũng được hình thành do bệnh nhân hay sử dụng rượu, bia và các loại chất kích thích.
+ ………..




Hậu quả của bệnh viêm lợi - Vì sao viêm lợi lại gây hôi miệng?

Theo thống kê, 100 % các trường hợp bệnh nhân bị viêm lợi đều dẫn đến tình trạng miệng có mùi hôi rất khó chịu và mất tự tin trong giao tiếp. Muốn chấm dứt căn bệnh viêm lợi hôi miệng này, chúng ta cần đi tìm hiểu nguyên nhân. Tại sao viêm lợi sinh ra hôi miệng?


Chúng ta cùng tham khảo một số ý kiến từ chuyên gia như sau:
+ Nếu để tình trạng viêm lợi kéo dài, thường gây ra bệnh viêm nướu răng, rồi lan đến các mô cơ và xương cũng như bệnh sâu răng. Và răng bị sâu là nguyên chính khiến miệng có mùi hôi khó chịu.
+ Viêm lợi cũng khiến vi khuẩn tấn công mạnh, từ đó sinh ra mùi hôi khi chúng ta giao tiếp.
+ Những người bị viêm lợi thường bị ảnh hưởng trong quá trình đánh răng, biểu hiện như đau rát khi đánh răng. Và Điều này khiến cho răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, khiến vi khuẩn tấn công mạnh và ngày càng có mùi hôi nặng hơn. Đồng thời, tình trạng cao răng, mảng bám răng sẽ hành thành mạnh mẽ hơn. Cao răng và màng bám chính là thủ phạm của tình trạng hôi miệng
+ Một số trường hợp bị bệnh viêm lợi nặng có thể gây nên lở loét, mưng mủ tại phần lợi, nướu. Đây chính là nguyên nhân của bệnh viêm lợi hôi miệng


+ Bệnh Viêm lợi nếu không được điều trị có thể dẫn tới viêm toàn bộ khu vực quanh răng gọi là viêm quanh răng (hay còn gọi viêm nha chu) là nguyên nhân chính khiến cho răng bị lung lay rụng sớm.



Xem thêm thông tin về các bài viết hữu ích khác.

 

Cách Ngăn ngừa bệnh tái phát - Phòng ngừa bệnh viêm lợi



  1. Vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên, khoa học

Việc Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ định kỳ hằng ngày là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất đề phòng ngăn ngừa viêm lợi, sâu răng và hôi miệng.
  • Làm vệ sinh răng miệng hàng ngày: Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh bị viêm lợi, viêm nướu, sâu răng,… Thực hiện việc đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày nhằm làm sạch kẽ răng, loại bỏ các mảng bám cùng vi khuẩn tích tụ trên răng và lợi. Khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Có thể kết hợp uống và súc miệng bằng dầu mè hoặc dầu dừa.
  • Cạo lưỡi: Dùng bàn chải lông mềm hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng để chà nhẹ lưỡi từ sau ra trước 1 lần/ngày.
  • Lấy cao răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên: Cao răng là mảng bám của thức ăn tích tụ lâu ngày, ta dùng chỉ tơ nha khoa để lấy hết phần thức ăn thừa mắc trong kẽ răng, sau đó súc miệng bằng nước súc miệng có chứa thành phần menthol.
  • Kích thích các tuyến nước bọt và giữ cho miệng luôn được ẩm ướt. Giữ cho nước bọt luôn tiết ra đầy đủ trong miệng bằng việc súc miệng khan. Trong Nước bọt có chứa các enzyme - thành phân quan trọng giúp diệt vi khuẩn gây hại, để miệng khô sẽ góp phần khiến hơi thở có mùi hôi.

 nuoc suc mieng nhat ban




2. Điều chỉnh Chế độ ăn uống phù hợp

Dưới đây là 1 số chỉ dẫn về việc ăn uống phù hợp đảm bảo tránh mắc các bệnh viêm lợi hôi miệng, viêm nướu, chảy máu chân răng,...như sau:


Ăn táo giúp chống hôi miệng
Khi bị hôi miệng cần điều chỉnh chế độ ăn, theo đó chế độ ăn với lượng tinh bột thấp, protein cao có thể là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi hôi. Đặc điểm của chế độ ăn này là do thiếu hụt một lượng tinh bột cần thiết, do đó cơ thể đốt cháy lượng chất béo dự trữ để sử dụng. Sau Khi chất béo được đốt cháy, các hóa chất mang tên ketone (xeton) tích tụ trong cơ thể được phóng thích ra ngoài qua hơi thở và khiến hơi thở có mùi. Quá trình trao đổi chất này liên quan đến dạ dày chứ không phải miệng, nên có thể thay đổi chế độ ăn uống mới giúp giảm hôi miệng. Hạn chế rượu bia, thuốc lá, thuốc lào.
Ăn táo cũng có thể giảm bớt mùi hôi do ăn tỏi, các polyphenol có nhiều trong táo cũng giúp phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh gây hôi, giúp giữ sạch răng miệng.


Uống trà sau bữa ăn
Sau bữa ăn, uống một tách trà xanh hay trà đen có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nên chứng hôi miệng. Loại trà này chứa chất polyphenol - chống oxy hóa giúp ngăn các vi khuẩn phát triển sinh sôi


Ăn sữa chua: sữa chua có chứa lợi khuẩn probiotic (gần 200 ml/ngày) cũng giúp giảm lượng hydrogen sulfide gây mùi hôi ở miệng.


Nên uống nhiều nước: vì vi khuẩn gây hôi miệng phát triển mạnh trong tình trạng miệng khô. Uống nhiều nước giúp loại bỏ các vụn thức ăn và vi khuẩn mắc kẹt trong miệng, giúp kích thích tạo nước bọt, vốn có tác dụng như chất tẩy rửa.



Xem thêm thông tin về các bài viết hữu ích khác.

 

Mùi tây và húng quế: đây là những loại rau có chứa nhiều thành phần polyphenol - tác dụng như chất chống oxy hóa


Cải bó xôi: đây là một loại thực phẩm rất giàu polyphenol khác. Polyphenol trong các loại thực phẩm như cải bó xôi và táo nên được trộn với tỏi để phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh.


Dùng thảo dược: Bạch đậu khấu - loại gia vị có vị ngọt thường xuất hiện trong các món ăn của người Ấn Độ, chúng có khả năng kháng khuẩn, làm sạch miệng, hơi thở. Hoàng bá - là một vị thuốc giúp chữa tạm thời chứng hôi miệng. Ngoài ra, hoàng bá còn có tác dụng khác như: trị sâu răng, chữa viêm nha chu, viêm họng và viêm ruột.


Hạn chế dùng đường ngọt: Loại Kẹo bạc hà và kẹo cao su có thể giúp thay đổi mùi hơi thở nhưng không nên dùng các loại kẹo ngọt quá nhiều vì vi khuẩn trong miệng sẽ lên men đường, tạo ra mùi hôi rất khó chịu sau khi sử dụng, Hơn thế, việc giảm lượng đường trong chế độ ăn uống cũng giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả.
(Nguồn: Wikipedia)