1. Bệnh viêm chân răng là gì? viêm lợi có mủ là gì?
Viêm chân răng là bệnh lý về răng mà ai cũng có thể mắc phải, bệnh lý này hình thành khi các tổ chức xung quanh răng bị tổn thương. Viêm chân răng có mủ là tình trạng phần nướu bao bọc quanh răng bị sưng phồng, chảy máu khi đánh răng, lâu ngày sẽ có mủ tại chân răng.
Viêm lợi có mủ là sự nhiễm trùng ở phần các mô của nướu khiến hình thành ổ mủ. Nhiễm trùng khiến các mô chết, bạch huyết cầu vi trùng còn sống hoặc đã chết, khiến cho sưng các mô nướu xung quanh chân răng gây đau nhức, khó chịu. Đây là hiện tượng viêm nhiễm rất nguy hiểm, dẫn đến tình trạng tiêu xương ổ răng, ảnh hưởng đến các răng khác trên cung hàm. Lâu ngày răng sẽ bị lung lay và rụng nếu không điều trị kịp thời.
Những bài viết hữu ích được nhiều người đọc nhất:
2. Triệu chứng của viêm lợi có mủ
Khi mủ bắt đầu hình thành, người bệnh sẽ có một hoặc một số các triệu chứng như:
- Đau răng, đau lợi: Triệu chứng đầu tiên là đau răng. Người bị viêm lợi có mủ có thể phải chịu những con đau dai dẳng ở khu vực có mủ. Cơn đau có thể tăng cường độ và mật độ khi bệnh nhân ăn, nhai nuốt, nhạy cảm với đồ ăn nóng lạnh. Người bệnh còn có thể mất ngủ vì đau răng, khó khăn trong giao tiếp.
- Mủ trắng quanh chân răng: Quan sát vùng lợi quanh răng sẽ thấy tình trạng sưng đỏ, kèm theo có mủ trắng thì nguy cơ bạn bị viêm lợi có mủ lên tới 90%.
Viêm chân răng, viêm lợi có mủ |
- Có vị đắng trong miệng: Người bệnh cảm giác khó chịu và chán ăn, có vị đắng do ổ mủ trong khoang miệng gây nên.
- Miệng hôi: Do lợi bị viêm nhiễm và có dịch nhiễm trùng, khiến miệng và hơi thở của người bệnh có mùi hôi khó chịu, gây tự tin và khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người
- Bị sốt: Khi cơ thể bị nhiễm trùng nặng sẽ gây ra những biểu hiện lâm sàng như nóng người và sốt. Sốt là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng đang ở mức báo động.
- Sưng mặt, má, xuất hiện hạch ở cổ: Khi sự lây nhiễm đã lan sâu hơn vào hàm, người bệnh có triệu chứng sưng hai bên má và lan ra khắp mặt. Viêm nhiễm nếu lan sang các vùng khác của cơ thể có thể khiến hạch xuất hiện ở cổ.
3. Nguyên nhân gây viêm chân răng có mủ
Muốn phòng tránh hay điều trị bệnh cho hiệu quả thì việc trước tiên chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh viêm lợi có mủ là gì? Theo nhiều kết quả lâm sàng, các bác sĩ nha khoa đưa ra một số thủ phạm gây nên viêm lợi có mủ đó là:
Nguyên nhân bên trong: Do nội tiết hoặc những người mắc bệnh về máu, tiểu đường hoặc các bệnh tự miễn dịch. Các bệnh này làm giảm sức đề kháng của cơ thể và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân gây viêm chân răng, đặc biệt là khi có sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn thì nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Nguyên nhân bên ngoài: Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do những vi khuẩn sinh sôi tại các mảng bám trên răng. Chúng là một màng mềm phủ lên mặt răng và lợi, chứa các loại vi khuẩn; nguy hiểm hơn cả là vi khuẩn kỵ khí gram âm và xoắn khuẩn (chúng gây các tổn thương ở lợi và quanh răng). Khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, mô mềm trong răng có chứa mạch máu, dây thần kinh và dây liên kết sẽ dẫn đến bệnh viêm lợi có mủ. Việc các mảng bám thức ăn thừa trên răng không được vệ sinh sạch hàng ngày, theo thời gian chúng tích tụ lại trên các kẽ hở chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào bên trong răng, gây bệnh viêm nướu răng, mủ chân răng
- Chế độ ăn uống nhiều đồ ngọt, uống nước ngọt kèm theo vệ sinh răng miệng kém sẽ khiến răng miệng dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
– Do bệnh chu nha: các bệnh về răng mọc lệch, chấn thương khớp cắn… cũng là nguyên nhân gây ra viêm chân răng có mủ.
Bệnh viêm chân răng có mủ nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho răng miệng như viêm nha chu gây lung lay răng, tiêu xương răng, thậm chí là rụng mất răng.
3. Các phương pháp điều trị bệnh viêm lợi có mủ hiệu quả
Cách chữa viêm chân răng có mủ khỏi dứt điểm không khó, nhưng chỉ khi người bệnh được điều trị đúng cách nếu không rất dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm có thể gây ra. Càng phát hiện bệnh sớm thì việc điều trị càng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Phương pháp 1: Điều trị tại nhà thường xuyên
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: Nên thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bệnh. Tạo thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày từ 2- 3 lần. Dùng bản chải lông mềm, chảy nhẹ nhàng theo chiều dọc của răng. Và dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng được nha sỹ tư vấn để làm sạch các mảng bám mà bàn chải không thể lấy hết được.
– Ngậm nước muối trị viêm lợi có mủ: Đây là một cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.
Cách pha: Nước muối ngậm không cần quá mặn, độ mặn chỉ cần thương đương với nước canh. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, pha kèm nước nóng khi uống. Khi sử dụng nên làm sạch miệng bằng nước muối đã pha trong 30 giây. Sau đó ngậm nước muối trong 5 - 10 phút, ngày ngậm 3-4 lần sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nước muối sẽ tiêu diệt hết vi khuẩn giúp bệnh được khống chế hiệu quả.
– Bổ xung vitamin C và D: Đây là biện pháp nhằm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống tác nhân gây bệnh bảo vệ sức khỏe răng miệng rất tốt.
Phương pháp 2: Chữa viêm chân răng có mủ bằng các bài thuốc dân gian
Viêm nướu chân răng có mủ nếu phát hiện sớm bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để chữa viêm chân răng có mủ kịp thời.
- Bạn có thể sử dụng một số các nguyên liệu có sẵn tại nhà vừa an toàn, lại vừa tiết kiệm như 2 bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc 1: Giã một chút hoa cúc, chút gừng tươi, vắt lấy nước cốt, dùng bông gòn chấm xung quanh vùng chân răng có mủ. Cách này sẽ giúp bạn giảm đau, tiêu mủ, ngăn ngừa vi khuẩn và làm mủ chân răng dần bị xẹp xuống.
Bài thuốc 2: Sử dụng 200g lá kinh giới đun cùng vài hạt muối, uống trong 2 tuần bệnh thuyên giảm thì dừng lại.
Phương pháp 3: Chữa bệnh viêm chân răng có mủ bằng thuốc
Nếu xuất hiện bệnh sưng lợi có mủ, chưa kịp đến nha khoa để gặp bác sĩ thì bạn có thể chữa bệnh viêm, sưng lợi chân răng có mủ bằng những loại thuốc kháng sinh, kháng viêm như sau:
- Lysozyme: có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm trong các bệnh viêm nha chu do vi khuẩn gây ra như viêm chân răng.
- Carbazochrome: Phòng ngừa và giảm tính mỏng manh của thành mạch, có lợi ích gia tăng sự đàn hồi, ngăn chặn hiện tượng tụt lợi.
- Tetracyclin, Pennicilline, Docyxyline, Amoxicyline, Metronidazol…là các loại kháng sinh uống hoặc tiêm để chống viêm, chống nhiễm trùng, giảm sưng đau cơ bản.
<Chỉ mang tính chất tham khảo>
Các loại thuốc kháng sinh này chủ yếu có tác dụng giảm đau và tiêu viêm, giúp hỗ trợ làm giảm sưng nhức cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh lý đã quá nghiêm trọng thì chữa viêm chân răng có mủ bằng thuốc chỉ là giải pháp tình thế mà không thể điều trị được tận gốc của vấn đề.
Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu như vùng má bị sưng, cổ nổi hạch, đau nhức răng dai dẳng, sốt, bạn cần đến ngay phòng khám gần nhất để các nha sĩ làm xét nghiệm, từ đó đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời.
Phương pháp 4: Chữa bệnh viêm chân răng có mủ bằng cách lấy cao răng
Bệnh viêm chân răng có mủ xuất phát là từ những mảng bám cao răng trên chân răng, sinh ra vi khuẩn gây viêm nướu răng, chính vì vậy, để chữa viêm chân răng có mủ phải xử lý triệt để vấn đề lấy cao răng trên hàm răng của bạn.
Với trường hợp viêm nhiễm chân răng đã ở mức độ nặng thì lấy cao răng sẽ gây ê buốt và chảy máu khá nhiều, tuy nhiên, đây là thao tác cần thiết để loại bỏ những ổ vi khuẩn gây bệnh, tạo điều kiện cho nướu phục hồi sau tổn thương và giúp cho việc điều trị bằng thuốc đạt được hiệu quả cao nhất.
Cao răng |
4. Phòng ngừa tránh viêm chân răng như thế nào?
+ Cách phòng tốt nhất chính là chăm sóc răng miệng hiệu quả với việc đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, đánh cách theo sự hướng dẫn của nha sĩ. Bạn nên lưu ý phải biết cách đánh răng hiệu quả để hàm răng luôn sạch sẽ và không dính thức ăn dư thừa trên bề mặt răng. Sử dụng bàn chải lông mềm chải nhẹ nhàng ngày 2-3 lần sau bữa ăn. Chú ý thay bàn chải 3 tháng/lần, kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa trước khi đánh răng để loại bỏ mảng bám trên răng, không được dùng tăm bởi nó có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
+ Súc miệng với nước muối loãng hoặc nước súc miệng đặc trị được bác sĩ khuyên dùng hàng ngày để loại bỏ viêm nhiễm
+ Lấy cao răng và kiểm tra răng miệng 6 tháng/lần. Việc chữa viêm chân răng có mủ hiệu quả hay không cũng phụ thuộc rất nhiều về phương pháp phòng bệnh của bạn.
<Nguồn: Sưu tầm>
Những bài viết hữu ích được nhiều người đọc nhất: