1. Đại cương về chảy máu chân răng - Chảy máu chân răng là bệnh gì?
Bệnh Chảy máu chân răng hay còn gọi là bệnh viêm chân răng, đó là tình trạng kẽ răng hoặc chân răng bị chảy máu bất thường hoặc do tác động từ bên ngoài như tay, lưỡi, ăn... Đông y gọi bệnh chảy máu chân răng là sỉ nục.
Bệnh chảy máu chân răng |
Bản chất của bệnh chảy máu chân răng xuất phát từ những mảng bám thức ăn thừa tích tụ dọc theo viền lợi răng, thường là do vệ sinh răng miệng không khoa học. Hai bệnh về lợi thường gặp sau biểu hiện của bệnh viêm chân răng là viêm lợi và viêm nha chu.
2. Nguyên nhân chảy máu chân răng là gì?
Một số nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng như:
- Do cách vệ sinh răng miệng không khoa học nên xuất hiện nhiều mảng bám cao răng. Quy trình tạo cao răng: Sau khi ăn uống nếu không chải răng đúng cách, không súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng. Cặn bã của thức ăn thừa sẽ đọng lại trên viền răng và lợi kết hợp với vi khuẩn tạo thành một lớp mảng bám trên bề mặt răng, lâu ngày thành cao răng. Những mảng bám đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển tấn công, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng, trong đó có chảy máu chân răng.
- Bệnh viêm lợi, sâu răng: Viêm lợi gây đau nhức quanh răng, nhất là khi ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh sẽ khiến lợi sưng tấy. Viêm lợi lúc bắt đầu thì chỗ viêm chỉ hơi sưng, có viền cổ răng, không đau nhưng rất dễ chảy máu khi va chạm dù nhẹ.
Nguyên nhân chảy máu chân răng do một số bệnh phổ thông khác:
+ Bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình tạo đông máu như: bệnh giảm tiểu cầu, bệnh ưa chảy máu, thiếu can xi…
+ Bị một số bệnh về gan, do gan tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K. Ngoài ra, bị chảy máu chân răng có thể do thiếu các vitamin khác….
Nếu không chữa trị, viêm lợi chảy máu chân răng sẽ tiến triển thành bệnh viêm nha chu. Bệnh nha chu có thể có các dấu hiệu như : ê răng, đau răng kèm theo hôi miệng, nướu răng bị sưng có túi mủ ở chân răng, chân răng bị yếu, lung lay, có thể dẫn tới rụng răng hoặc áp xe xương ổ răng rất nguy hiểm.
Những bài viết hữu ích được nhiều người đọc nhất:
3. Phương pháp hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng
Khi bị chảy máu chân răng , có 2 phương pháp để hỗ trợ điều trị là tạm thời và hoàn hoàn.
- Phương pháp điều trị tạm thời
Trường hợp tạm thời áp dụng với tình trạng bệnh mới phát hiện, bệnh nhẹ, cách này cũng có thể giúp bạn khỏi bệnh.
a. Cách chữa chảy máu chân răng bằng biện pháp tự nhiên
Một số cách chữa chảy máu chân răng bằng phương pháp tự nhiên có thể thực hiện tại nahf cực kỳ đơn giản như:
- Sử dụng trà - trà xanh để hạn chế chảy máu chân răng: Theo chứng minh, Trà có tính kháng khuẩn cao. Nếu Sử dụng lá trà xanh hàng ngày sẽ giúp giảm được những vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Cách thực hiện: lấy 1 túi trà lọc nhỏ chuẩn bị bỏ đi và nhúng nó vào cốc nước lạnh. Sau 10 - 15p lấy túi trà đã đó chườm vào trong lợi bị chảy máu.
Hoặc: lấy lá chè tươi, hãm trong bình nước đun sôi, sau đó lấy nước đó để uống hoặc súc miệng hàng ngày. Bạn sẽ thấy tình trạng chảy máu chân răng giảm đáng kể.
- Dùng mật ong: Sau khi đánh răng xong, dùng ngón tay nhúng 1 ít mật và chà lên những vùng bị nhiễm trùng ở chân răng. Lưu ý: chỉ chà vào lợi, không chà vào mặt răng.
- Dùng dầu đinh hương: Dầu đinh hương có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn, dùng dầu đinh hương thường xuyên sẽ ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng. Cách thực hiện: lấy một chút dầu đinh hương để bôi theo chân răng - nướu, đặc biệt là những vùng bị chảy máu, sẽ làm những vết viêm se lại. Có thể nói, dầu đinh hương khá hiệu quả khi hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng.
- Lô hội (Nha đam): Lấy lô hội ép lấy nước, sau đó bôi lên nướu răng, để khoảng 5 phút rồi súc miệng sạch lại bằng nước lọc, ngày làm 2 lần sẽ giúp bạn đánh mất triệu chứng chảy máu chân răng. Cách trị chảy máu chân răng bằng nước ép lô hội đã được rất nhiều người áp dụng và đã thấy có kết quả rất tốt.
b. Phòng ngừa và cách chữa chảy máu chân răng bằng việc chăm sóc răng miệng
Cách chữa chảy máu chân răng bằng biện pháp vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và chống viêm nhiễm chân răng tốt nhất.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách bằng việc chải răng đều 3 lần/ngày. Dùng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng khắp 4 mặt của răng, đặc biệt là phần chân răng.
- Sử dụng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa (các sợi bàn chải bị cong, hướng đổ ra xung quanh, hoặc các sợi bàn chải đã mất hết màu, bàn chải xuất hiện cặn đen bẩn ở chân sợi nylon), phải thay bàn chải mới ngay. Các chuyên gia nha khoa khuyên mọi người nên thay bàn chải 3 tháng một lần. Không nên tiết kiệm mà sử dụng bàn chải quá lâu.
- Đánh răng nhẹ nhàng, quá trình đánh răng phải kéo dài ít nhất là 3 phút. Trong đó, chỉ dùng lực vừa phải, không chà răng quá mạnh gây chảy máu chân răng. Tuyệt đối không được chà răng theo chiều ngang vì sẽ dẫn đến nguy cơ làm tụt nướu. Chà răng theo chiều dọc, từ trên xuống dưới cho hàm trên và từ dưới lên trên cho hàm dưới. Chỉ chà ngang đối với mặt nhai.
Một người đánh răng đúng cách, chỉ cần ngày đánh răng 2 lần sáng – tối là đủ. Ngược lại, nếu đánh răng một ngày đến 4 -5 lần mà không đúng cách thì chỉ làm răng bị hư hại mà thôi.
- Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy đi những mảng bám trong răng
Việc chải răng đúng phương pháp và đều đặn hằng ngày chỉ có thể làm sạch được hơn 70% chất bẩn. Để “thanh toán” chỗ còn lại, bạn cần sử dụng chỉ tơ nha khoa, một sản phẩm thay thế tăm xỉa răng vốn rất có hại. Dùng chỉ nha khoa ngày 1 lần sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám ra khỏi kẽ răng.
Dùng chỉ nha khoa sau khi đánh răng |
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Hãy pha một chút muối với nước ấm độ mặn như nấu canh và súc miệng 3 lần/ ngày sau khi đánh răng, nước muối ấm sẽ giúp tiêu diệt những vi khuẩn tấn công chân răng, làm hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.
Hoặc bạn có thể sử dụng cách chữa chảy máu chân răng bằng các loại dung dịch súc miệng có chứa Flour, chất kháng khuẩn và thành phần kháng mảng bám giúp diệt vi khuẩn, do đó ngăn ngừa mảng bám, chảy máu chân răng.
Để nước súc miệng phát huy tác dụng tốt nhất, mỗi lần súc miệng tối đa khoảng 30 giây. Nếu ngậm quá thì thời gian trên chất cồn trong nước súc miệng sẽ làm cho khoang miệng bị khô. Lưu ý không được nuốt nước súc miệng và chỉ nên dùng nước súc miệng có chứa florua 1 lần/ngày.
Không nên cho trẻ nhỏ dùng nước súc miệng của người lớn. Đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú thì không nên dùng nước súc miệng.
c. Thay đổi thói quen ăn uống
- Ăn nhiều rau tươi & trái cây: Các loại hoa quả tươi và rau xanh như cam, bưởi, quýt, xoài, dâu tây, cà rốt,….có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho răng miệng, nhất là tốt cho nướu răng. Các chất này không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cho cơ thể mà còn có tác dụng cải thiện quá trình tuần hoàn máu đến nướu răng, giúp tăng cường sức khỏe của nướu lợi.
- Đặc biệt là các loại hoa quả chứa nhiều vitamin c giúp tăng sức đề kháng, hạn chế chảy máu chân răng. Người được cung cấp đầy đủ vitamin C sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn những người thiếu vitamin C.
Theo nghiên cứu, ăn 2 quả bưởi mỗi ngày trong vòng nửa tháng sẽ giúp giảm hiện tượng chảy máu chân răng. Trung bình một quả bưởi chứa ~92,5 mg vitamin C nên bổ sung bưởi vào thực đơn ăn uống hàng tuần, sẽ giúp bạn tăng cường Vitamin C. Lưu ý: không đánh răng ngay sau khi ăn bưởi, vì các loại quả chua chứa nhiều axit nên dễ làm yếu men răng, nếu đánh răng ngay sẽ dễ gây mòn răng.
- Bỏ thuốc lá ngay, vì đó chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nướu lợi. Nguyên nhân là do thuốc lá làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa vitamin C hoặc người hút thuốc thường có chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng kém lành mạnh.
Mặc dù bệnh viêm lợi chảy máu chân răng không phải bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như tổn thương lợi, hủy hoại xương ổ răng, xương răng, từ đó gây đau nhức, thậm chí mất răng, mất khả năng nhai nghiền thức ăn, gây hôi miệng - mất tự tin khi giao tiếp…
- Hỗ trợ điều trị hoàn toàn:
Khi bệnh chảy máu chân răng đã tiến triển đến cấp độ cao hơn như xuất hiện viêm lợi mủ, bệnh nha chu, bạn nên sớm sắp xếp thời gian đến các trung tâm nha khoa uy tín để được các nha sĩ thăm khám. Tùy từng vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và thích hợp.
d. Lấy cao răng là cách trị chảy máu chân răng triệt để nhất
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chảy máu chân răng là do Mảng bám trên răng mà sau phát triển thành cao răng. Do đó, lấy cao răng định kỳ sẽ là cách chữa trị bệnh chảy máu chân răng hiệu quả và triệt để nhất. Khi lấy sạch được cao răng thì nướu, hiện tượng chảy máu chân răng cũng sẽ thuyên giảm dần, lợi cũng sẽ dần hồi phục và khỏe mạnh nhanh hơn.
Lấy cao răng tuy là phương pháp đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật thì cũng không thể loại bỏ được hết các mảng bám trên răng, đặc biệt là dưới nướu. Khi cao răng được làm sạch hoàn toàn cùng với thao tác đánh bóng răng, mảng bám sẽ được hạn chế tối đa, răng sẽ trở nên khỏe mạnh hơn và chấm dứt hoàn toàn tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng.
Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng |
Nhược điểm của phương pháp này:
- Lấy cao răng xong thường ê răng mất vài tiếng đến vài ngày. Gây cảm giác ăn uống không ngon miệng.
- Lấy cao răng xong nếu không được chăm sóc răng miệng thường xuyên đúng cách thì bệnh rất dễ phát sinh trở lại, do khoảng trống giữa các kẽ răng và răng với lợi sau khi lấy cao răng ( do lớp cao răng bị mất để lại) thường xuyên bị thức ăn thừa bám vào. Việc lấy cao răng sẽ giúp nhanh khỏi bệnh nhưng không phải là giải pháp hoàn hảo bằng việc vệ sinh răng miệng đúng cách.
Tham khảo cách phòng tránh viêm lợi khi mang thai
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm lợi chảy máu chân răng cao hơn người bình thường. Triệu chứng này bắt đầu có biểu hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ và kéo dài tới 6 tháng sau sinh.
Biểu hiện bênh:
Lợi - nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu, thường chảy máu nhiều khi bạn đánh răng. Ngoài ra, có thêm các dấu hiệu khác như: hôi miệng, ngứa và đau lợi.
Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng |
Viêm lợi thường được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng. Trong giai đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng.
Giai đoạn 2: Vào thời điểm này, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây ra nhiễm trùng.
Cách chữa trị - Khắc phục khi bị viêm lợi
Viêm lợi ở phụ nữ đang mang thai nguy hiểm hơn nhiều so với những người bình thường khác. Vì đó là tiền nguyên nhân gây nên hiện tượng sinh sớm (đẻ non).
Trong một số trường hợp viêm lợi, viêm nướu tiến triển nghiêm trọng thì nha sỹ sẽ cần đến các biện pháp chuyên khoa khác để điều trị. Tuy nhiên, việc này chỉ nên thực hiện khi thai nhi từ tháng thứ 4 - 7, khuyến cáo không nên tác động nhiều đến răng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Cách chữa bệnh viêm lợi ở bà bầu như thế nào đúng cách? ===>> Mời xem tại bài viết: Cách chữa viêm lợi cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả
<Nguồn: Sưu tầm>
Những bài viết hữu ích được nhiều người đọc nhất:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét