1. Bệnh viêm lợi ở trẻ em là gì?
Lợi (hay còn gọi là nướu): là hệ thống mềm bao quanh chân răng có chứng năng bảo vệ, giữ cho răng chắc khỏe. Bệnh Viêm lợi hay còn gọi là bệnh nha chu hoặc viêm chân răng đều có nguyên nhân xuất phát do nhiễm khuẩn. Đông y gọi viêm lợi, hôi miệng ở trẻ em là cam miệng (nha cam khẩu xú). Bệnh viêm lợi là bệnh hay gặp ở trẻ em do nhiễm trùng phần mô xung quanh răng. Bệnh có khả năng ảnh hưởng đến tổ chức nâng đỡ của răng như lợi tự do và lợi dính, dây chằng nha chu, xê măng và xương ổ răng. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sau này.
2. Cơ chế sinh bệnh
Quá trình mọc răng của trẻ vẫn luôn được diễn ra để thích nghi với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ sau sinh. Những ngày tháng đầu sau khi chào đời, trẻ chưa mọc răng, chủ yếu vẫn sử dụng lợi để bú, mớm sữa.
Sau này, trẻ cần nguồn năng lượng nhiều hơn nên xuất hiện quá trình ăn dặm. Răng sữa bắt đầu được hình thành.
Ở cung răng sữa và hỗn hợp vùng liên kẽ răng được phủ hoàn toàn bởi lợi. Lợi có màu đỏ tươi hơn vì được tưới máu nhiều do có nhiều mạch máu hơn và biểu mô ít sừng hoá hơn. Có nhiều mẹ dễ nhầm hiện tượng đó với tình trạng trẻ bị viêm lợi hôi miệng.
Lợi trẻ em ít các hạt hơn và chỉ xuất hiện sau 2 tuổi, bờ lợi tự do dày và tròn hơn, có thể có dạng viền trắng khi răng đang mọc lên, mật độ mềm hơn vì tổ chức ít dày hơn. Khoảng dây chằng nha chu ở trẻ em lớn hơn người lớn, một phần do lớp xỉ răng và lớp xương vỏ mỏng hơn.
Dây chằng ở trẻ em ít thành phần sợi hơn và nhiều mạch máu hơn. Xương ổ răng có các khoảng tủy xương rộng hơn, nhiều mạch máu hơn và ít bè xương hơn so với người lớn, các đặc điểm này tăng cường tốc độ tiến triển của bệnh viêm lợi ở hàm răng sữa.
Do đó, bệnh viêm lợi ở trẻ em cũng có nhiều điểm khác biệt so với bệnh ở người trưởng thành.
Những bài viết hữu ích được nhiều người đọc nhất:
Vì sao Trẻ bị viêm lợi hôi miệng?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sưng lợi, viêm lợi. Bệnh Viêm lợi ở trẻ nhỏ thường xuất phát do một số nguyên nhân chính sau:
- Viêm lợi do mảng bám- do vệ sinh răng miệng kém: Là tình trạng nhiễm khuẩn gây viêm lợi liên quan đến số lượng mảng bám răng, cao răng nhiều, do vệ sinh răng miệng không thường xuyên. Viêm lợi cũng có thể do cấu trúc răng lợi của trẻ như lợi và răng không khít nhau khiến các thức ăn và các mảng bám của răng sẽ nằm lại ở đây, giảm tiết nước bọt, gây khô miệng. Khi các mảng bám thức ăn thừa không được làm sạch thường xuyên, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô ở lợi và răng, gây ra bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ.
- Viêm lợi do sang chấn: Các sang chấn cơ học như: nhai thức ăn cứng, xỉa răng bằng tăm, cắn móng tay, đánh răng quá mạnh... khiến vùng nhú lợi viêm nhiễm gây khó chịu. Để tránh sang chấn gây viêm lợi cần loại bỏ kích thích và các thói quen xấu.
- Viêm lợi do mọc răng: Viêm lợi do mọc răng có tính chất tạm thời, thường gặp lúc trẻ 6 - 7 tuổi khi mọc răng vĩnh viễn thứ nhất. Nguyên nhân là do lợi viền không được bảo vệ khi răng chưa mọc hoàn toàn. Các yếu tố thuận lợi làm bệnh tiến triển nhanh hơn là tích tụ thức ăn, mảng bám vi khuẩn. Trong một số trường hợp, bệnh tiến triển cấp tính và có thể gây viêm chân răng hoặc áp-xe quanh thân răng.
- Viêm lợi cấp do tụ cầu: Thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn như viêm phổi ở trẻ nhỏ, rối loạn tiêu hóa ở trẻ... Sau mỗi đợt nhiễm khuẩn, sức đề kháng cơ thể yếu các vi khuẩn trong miệng có cơ hội tấn công vào mô lợi của trẻ. Bệnh viêm lợi trẻ em thường diễn biến cấp tính, trẻ có thể sốt, bỏ ăn.
- Trẻ mắc tiểu đường cũng có khả năng mắc viêm lợi cao. Tiểu đường làm mạch máu dày lên, giảm khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến mô lợi. Điều này làm cho lợi bị yếu và dễ nhiễm khuẩn.
- Do sử dụng thuốc kháng sinh: Khi trẻ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh sẽ khiến tuyến nước bọt tiết giảm, gây khô miệng, dẫn đến việc các mảng bám răng và cao răng dễ dàng tích tụ, làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Do ăn nhiều đồ ngọt: Việc cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh… Đây là nguyên nhân có thể khiến cấu trúc bảo vệ răng yếu đi dẫn đến suy giảm sức đề kháng của lợi đối với các vi khuẩn bám trên răng và gây sưng lợi ở trẻ em sau đó dẫn đến viêm.
3. Cách nhận biết trẻ bị sưng lợi, viêm lợi.
Các bậc cha mẹ nên quan tâm thường xuyên tới những biểu hiện bất thường về răng miệng của con cái để kịp thời có những biện pháp điều trị hiệu quả. Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm lợi:
- Phần lợi của trẻ bị sưng nhẹ ở viền. Lợi chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ, nặng hơn thì xanh xám. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ bị phồng.
- Lợi chảy máu khi có va chạm, cọ sát như đánh răng, xỉa tăm, nặng hơn có thể gây chảy máu tự phát. Để phát hiện, cha mẹ nên kiểm tra bàn chải hoặc kiểm tra nước súc miệng bé nhổ ra sau mỗi lần bé đánh răng
- Trẻ bị viêm lợi chảy máu chân răng thường có hiện tượng đau buốt ở lợi khiến bé chán ăn, ăn ít hoặc bỏ bữa
- Bệnh nặng hơn sẽ kèm theo dấu hiệu mùi hôi ở miệng do chỗ viêm mưng mủ.
- Bệnh xảy ra thời kỳ răng sữa làm răng mất lớp men trắng, khiến răng có màu vàng xám hoặc đen, hoặc bị ăn mòn. Trẻ ăn uống kém, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn vàng, người mệt mỏi, da khô ráp, mạch tế sác làm chậm phát triển.
Bệnh viêm lợi ở trẻ em thường được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu - Trẻ bị sưng lợi
Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu nhất là khi đánh răng. Trong gia đoạn này, lợi bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác.
Nguyên nhân trẻ bị viêm lợi - Cách chữa viêm lợi ở trẻ nhỏ |
Giai đoạn hai - Trẻ bị viêm lợi
Nếu lợi đã bị viêm mà không chữa trị, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa lợi và răng là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn thừa bám vào gây nhiễm trùng. Lâu ngày, bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, khi đó hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải tăng cường chiến đấu chống lại vi khuẩn. Các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, gắn chắc cho răng và lợi). Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu nhiều gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Nếu viêm lâu ngày, lợp sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy cành nặng, răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng gây rụng răng.
Nguyên nhân trẻ bị viêm lợi - Cách chữa viêm lợi ở trẻ nhỏ |
4, Điều trị và đề phòng bệnh viêm lợi cho bé
Bảo vệ răng miệng của bé cũng quan trọng như bảo vệ sức khỏe cho bé. Các vị phụ huynh cần chú ý tới những điểm sau để chăm sóc lợi cho bé:
- Cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày để nâng cao sức đề kháng, thể trạng của trẻ.
- Hạn chế cho trẻ mút tay, cắn móng tay, xỉa răng bằng tăm, bởi vì vi khuẩn rất có thể sẽ xâm nhập vào miệng nếu bé có những thói quen này.
- Trẻ bị viêm lợi uống thuốc gì? Các bà mẹ lưu ý: Kiểm tra răng miệng thường xuyên, định kỳ cho bé, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, cần đưa bé đến các trung tâm nha khoa để chẩn đoán và chữa trị không nên tự cho bé uống thuốc tại nhà.
- Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách và thường xuyên. Khi trẻ đã lên 3 cần hướng dẫn cho trẻ cách đánh răng, tạo thói quen đánh răng sau khi ăn. Mỗi 3 tháng 1 lần cho trẻ đi khám răng để lấy cao răng và để phát hiện kịp thời răng sâu.
Còn đối với trẻ sơ sinh, bé cần sự chăm sóc đặc biệt của gia đình:
- Tránh để bé bú bình và ngậm ti giả với núm vú cứng, cần vệ sinh sạch sẽ miệng của bé sau khi bú để tránh vi khuẩn xuất hiện.
- Không pha sữa quá nóng gây tổn thương tới lợi của trẻ
- Vệ sinh, tiệt trùng bình sữa, núm vú, các dụng cụ ăn uống của trẻ.
- Nên khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần cho bé.
Rà lưỡi cho trẻ sau khi bú và ăn: Với các bé nhỏ còn bú sữa thì nên dùng gạt quấn vào ngón tay nhúng nước ấm, chà vào lưỡi răng và nướu của bé. Cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương miệng và làm bé buồn nôn.
Những bài viết hữu ích được nhiều người đọc nhất:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét